Nếu có một loại thép mang đặc điểm ưu tú hơn những loại thép khác thì đó chính là inox. Vậy inox là gì và nó mang lại những ích lợi gì mà lại được sử dụng phổ biến như vậy hiện nay? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Inox Đại Dương tìm hiểu lại “kiến thức căn bản” về thép không gỉ để giải đáp ngay nhé!
Inox là gì?
Inox hay (Thép không gỉ) là hợp kim của sắt và crom với tỉ lệ crom tối thiểu chiếm 10,5%. Chính thành tố crom giúp cho hợp kim này có khả năng chống oxy hóa. Vì vậy, nó trở thành loại thép đặc biệt không gỉ dưới tác động của môi trường. Tỉ lệ crom trong hợp kim càng cao càng tỉ lệ thuận với độ chống ăn mòn của thép.
Ngoài sắt và crom là 2 nguyên tố chính, thép không gỉ còn chứa một số thành phần khác. Những thành phần này được bổ sung vào một tỉ lệ khác nhau. Sẽ tạo nên những mác thép không gỉ khác nhau, phục vụ đa dạng mục đích sử dụng. Ngoài ra, chúng còn giúp cho thép không gỉ bền hơn, chống ăn mòn tốt hơn, cải thiện khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao (hoặc thấp hơn) theo nhu cầu, kiểm soát về từ tính… Các thành tố đó là:
- Niken
- Carbon
- Mangan
- Molypden
- Nitơ
- Lưu huỳnh
- Đồng
- Silic
Thép không gỉ xuất hiện khi nào?
Sau nhiều năm và nhiều cuộc thử nghiệm kiên trì với thép. Cuối cùng vào năm 1913, Harry Brearley – một nhà luyện kim người Anh đã phát hiện ra đặc tính “không gỉ” của thép khi thêm vào nó thành phần crom 13%.
Quy trình sản xuất inox
Để tạo ra inox, cần có các bước cơ bản trong luyện kim.
Bước 1: Nóng chảy
Nấu chảy kim loại phế liệu và phụ gia trong lò hồ quang điện EAF trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra một hỗn hợp chất lỏng.
Inox có thể tái chế 100%, vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào được tiết kiệm hơn và môi trường giảm áp lực nhiều hơn.
Bước 2: Hiệu chỉnh lượng carbon
Công đoạn giảm lượng carbon trong hỗn hợp đến mức thích hợp nhất được thực hiện nhằm hạn chế tối đa sự kết tủa trong quá trình hàn mà vẫn đảm bảo thép đủ độ cứng.
Có 2 phương pháp hiệu chỉnh carbon:
- Argon Oxygen Decarburization (AOD): Tiêm khí Argon vào hỗn hợp nóng chảy để giảm lượng Carbon mà không mất đi các thành tố có lợi khác.
- Vacuum Oxygen Decarburization (VOD): Bơm Oxy vào thép và truyền nhiệt độ vào. Sau đó loại bỏ khí thải ra khỏi buồng chứa, giảm hàm lượng Carbon.
Bước 3: Điều chỉnh
Bước này giúp cân bằng và đồng nhất nhiệt độ, các thành phần hóa học một cách phù hợp với yêu cầu dự định sản xuất ra.
Bước 4: Hình thành – Đúc
Đây là bước tạo ra các thành phẩm inox như chúng ta thường thấy như tấm, ống, hình hộp, ống tròn, ống đúc, thanh la…Từ bước này, các công đoạn có thể khác nhau phụ thuộc vào loại thành phẩm cũng như chức năng của nó. Các bước phổ biến nhất như:
- Cán nóng
- Cán nguội
- Ủ
- Làm sạch bề mặt
- Cắt
Nên xem: Tìm hiểu Quy Trình Sản Xuất Inox
Các loại Inox có thể bạn chưa biết
Inox trong tiếng anh được gọi là stainless steel, chúng có 4 loại chính là Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic với đặc điểm và công dụng khác nhau.
Austenitic: Chứa 7% niken, 16% crom. Chúng có khả năng chống oxy hóa rất tốt, chịu nhiệt cao mà không bị biến dạng, linh hoạt với gia công tạo hình. Đây là loại inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với các mác thép như 301, 304, 316, 321…
Ferritic: Có tối thiểu 12% và tối đa 17% crom trong thành phần. Với đặc điểm này, thép có khả năng chống ăn mòn tương đối cao. Đặc biệt là so với các loại thép mềm khác. Các mác thép thường gặp như: 430, 410…
Austenitic-Ferritic (Duplex): Đây là loại thép nằm giữa 2 loại thép trên, mang đặc điểm của cả 2 loại với khả năng chống ăn mòn, mềm dẻo linh hoạt cũng như chịu lực, chịu nhiệt khá tốt,
Martensitic: Thành phần chứa tối thiểu 11% và tối đa 13% Crom. Vì thế, chúng có khả năng chống oxy hóa thấp hơn các loại inox khác.
Tại sao nên sử dụng Inox
Là một sáng tạo tuyệt vời trong ngành luyện kim, inox được sử dụng vô cùng rộng rãi. Ngoài khả năng chống ăn mòn đặc trưng, chúng còn có những lý do “không thể bàn cãi” để con người sử dụng như một loại vật liệu ưu việt trong cuộc sống.
Tính chất, đặc điểm của inox
- Khả năng chống ăn mòn là đặc trưng nổi bật nhất của inox so với tất cả các loại thép khác. Giúp chúng có giá trị và được ứng dụng trong nhiều môi trường đặc biệt hơn.
- Sức hấp dẫn về thẩm mỹ cũng như vòng đời gần như hoàn hảo cho dù được sử dụng trong hay ngoài trời.
- Khả năng tái chế tuyệt đối giúp bảo vệ môi trường đặc biệt trong nhiều thập niên đang báo động gần đây.
- Độ bền, độ cứng, tính dẻo… đều tập hợp ở thép không gỉ giúp chúng linh hoạt trong nhiều ứng dụng cuộc sống.
- Ứng dụng tốt cho môi trường nhiệt độ cao hay thấp chỉ cần sử dụng đúng loại thép theo nhu cầu.
Những ứng dụng phổ biến của inox
Inox được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt inox 304, inox 316, inox 201, inox 430… Rất được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi trong Việt Nam và toàn Thế Giới. Cùng tìm hiểu những ứng dụng thường thấy của inox nhé!
Ngành xây dựng
Inox được ứng dụng làm kết cấu vững chãi cho các tòa nhà, công trình, cầu đường… Thanh la inox, V inox tăng thêm sức mạnh cho cấu trúc.
Ngành kiến trúc
Ứng dụng kiến trúc thường thấy như lan can, cầu thang, ban công… Hoặc quy mô lớn hơn như ốp bề mặt tường của các tòa nhà, cao ốc, thang máy, bảng hiệu…
Ngành gia dụng
Inox được dùng để làm đồ dùng bếp như nồi, chảo, rổ, giá, muỗng (thìa), đũa, dao… Ngoài ra, những vật dụng trong nhà như tủ, kệ, bàn ghế…
Ngành y tế
Đây là ngành cần sự vệ sinh, an toàn nên inox là lựa chọn hợp lý cả về chất lượng cũng như giá thành. Một số sản phẩm như dụng cụ phẫu thuật, giường ý tế, tủ đầu giường, tủ lưu trữ thuốc, thùng rác, khay, hộp…
Ngành đóng tàu, dầu khí và các ngành công nghiệp nặng khác
Inox 316 được ứng dụng khá nhiều trong các ngành này vì đặc trưng tiếp xúc môi trường khắc nghiệt. Inox giúp bảo vệ các bộ phận sản phẩm được an toàn khỏi những tác động làm ăn mòn bề mặt.
Ngành thực phẩm, hóa chất và các ngành công nghiệp nhẹ khác
Một số ngành chế biến thực phẩm như sữa, nước uống, bánh kẹo… các bộ phận dây chuyền hoặc bể chứa thường được làm từ thép không gỉ để đảm bảo không có phản ứng hóa học phát sinh giữa vật liệu và chế phẩm cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiểu biết đúng về từng loại inox, áp dụng vào những môi trường phù hợp với công dụng của chúng là vô cùng cần thiết. Không chỉ giúp bạn tối ưu hóa về mặt chất lượng, tuổi thọ mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Cảm ơn Qúy khách đã theo dõi bài viết : Inox là gì ? Tại sao nên sử dụng inox và luôn ủng hộ Công ty Inox Đại Dương của chúng tôi!
Chúc Qúy khách một ngày vui vẻ!
Ban biên tập: Inox Đại Dương