Bạn đã bao giờ cảm thấy bản thân đang bị quá tải trong công việc chưa? Nếu có, bạn hãy thử một trong số những cách sau đây từ gợi ý của Inox Đại Dương để giải quyết nó nhé.
Hầu hết những người đã và đang đi làm đều từng trải qua một thời kỳ “khủng hoảng” trong công việc của mình. Nói đúng hơn chính là bị quá tải với số lượng công việc “ngập đầu”. Điều đó sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc cũng như kết quả mà bạn đạt được. Vì vậy, tìm ngay cho mình một giải pháp để giải quyết nó là điều rất cần thiết.
Nội dung chính
Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thử để “đối phó” với “quá tải trong công việc.
Thông báo cho sếp biết
Trong nhiều trường hợp nhận việc quá sức mình, nhiều người vẫn không muốn báo với sếp vì một vài lý do nào đó. Ví dụ như sợ mất măt với sếp, sợ sếp đánh giá thành tích không tốt,… và nhiều lý do khác nữa. Song, đó đều sẽ khiến bạn luôn bị áp lực, thậm chí stress trong công việc.
Đương nhiên sẽ không có một quản lý nào chấp nhận nhân viên của mình thường xuyên phàn nàn về khối lượng công việc quá nhiều. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn nên báo ngay cho quản lý biết để có cách sắp xếp công việc lại một cách khoa học và hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn có thể đề nghị một số giải pháp thực tế để giải quyết số công việc còn lại. Điều đó sẽ cho sếp của bạn thấy được rằng, bạn là một con người có trách nhiệm, không để cái tôi quá cao, không làm chậm tiến độ team của bạn.
Sắp xếp lại công việc
Đôi khi nói cho sếp biết sự quá tải về công việc cũng không phải là giải pháp tốt nếu sếp cũng đang rất bận hoặc đã đi công tác. Vậy, bạn cần tự tạo cho mình một cách giải quyết khác hợp lý hơn. Trên thực tế, quá tải công việc thường xuất phát từ chính bản thân mỗi chúng ta. Có thể do bạn không thể tưởng tượng được khối lượng công việc của bạn đang ở mức độ nào và đã nhận thêm việc.
Liệt kê ra tất cả những công việc bạn cần làm và quyết định xem việc nào quan trọng nhất, việc quan trọng tiếp theo là gì? Những việc nào có thể dời qua ngày mai để giải quyết? Chia bảng công việc của bạn làm 4 mục: việc cần làm ngay, việc cần làm hôm nay, việc cần làm trong tuần, việc có thể làm sau. Hoãn lại danh sách việc cần làm trong tuần và việc có thể làm sau cho đến khi 2 mục quan trọng kia đã được giải quyết xong.
Hãy tính toán thời gian hợp lý để có thể hoàn tất công việc và phân bổ công việc thật khoa học. Bạn có thể áp dụng phương pháp này: công việc nào gấp, quan trọng và gần tới dealine thì hãy giải quyết nó trước. Làm những việc sẽ tốn nhiều thời gian của bạn nhất trước, xong mới đến những việc cần ít thời gian hơn. Hoặc bạn cần sắp xếp thời gian và thứ tự công việc của mình, ví dụ như công việc nào đòi hỏi sự tập trung cao độ nhất để lên đầu tiên và làm vào buổi sáng, việc nào nên làm vào buổi chiều, …..
Như vậy, bạn sẽ làm giảm sự nặng nề của công việc, đồng thời giải tỏa được phần nào cảm giác bức bối vì công việc đè nén.
Hãy nói “không”
Bạn có thể sẽ suy nghĩ thật là không tốt khi từ chối sự phân công của nhóm cho mình. Nhưng thực tế, nó sẽ là một cách làm tốt cho công việc của chính bạn. Bạn nghĩ sao khi bạn nhận một lần quá nhiều công việc và không thể hoàn thành nó được đúng hạn hay chỉ hoàn thành ở mức trung bình.
Chủ nghĩa hoàn hảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn trở nên kiệt sức ở môi trường công sở. Bạn muốn phấn đấu để trở thành một nhân vật trung tâm của nhóm bạn, một con người không gì không làm được. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến bạn đi ngược lại với sức khỏe cũng như mong muốn của chính bạn.
Vì vậy, đôi khi bạn hãy nên nói “không” và đừng ngại, đừng đặt cái tôi cá nhân của mình lên quá cao. Điều đó không chỉ tốt cho riêng mình bạn, mà nó còn tốt cho cả nhóm của bạn. Bởi khi bạn từ chối tức là bạn đang cho họ biết rằng, đây là một nhiệm vụ khó khăn và chúng ta phải giải quyết đấy. Sự phân công khác với độ hợp lý hơn sẽ ra đời và thay bạn giải quyết công việc bị dư ra đó.
Thư giãn một chút
Khi bạn bị quá tải công việc tức là đầu óc của bạn đang rất căng thẳng và mệt mỏi. Lúc đó, bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn một chút để có lại sự thoải mái và ổn định hơn trong tư duy.
Bạn có thể ra ngoài phố hay công việc đi dạo, ăn uống một chút, thậm chí là trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc,…để giảm bớt những áp lực mà bạn đang mắc phải. Sau đó, hãy quay lại tiếp tục công việc của chính mình.
Quá tải trong công việc là một vấn đề mà chúng ta sẽ thường xuyên “gặp gỡ” chúng, nhất là trong môi trường công sở. Chính vì vậy, tìm ra phương pháp giải quyết như thế nào tối ưu nhất luôn rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên lưu ý khi nhận việc cũng như khi sắp xếp chúng để tránh việc tự tạo ra gánh nặng cho chính mình.
Ban biên tập: Inox Đại Dương