Titan là một trong những loại kim loại biến bật nhất thế giới. Nhưng chúng ta lại rất ít thông tin về kim loại tuyệt vời này. Trong bài viết này, cùng Inox Đại Dương tìm hiểu về titan là gì để biết được đặc điểm, tính chất, ưu điểm và những ứng dụng phổ biến của chúng nhé.
Nội dung chính
Titan là gì?
Titan là kim loại có màu trắng ánh bạc, rắn và có trọng lượng nhẹ. Trong bảng tuần hoàn hóa học, titanium đứng ở vị trí 22 và có kí hiệu hóa học là Ti.
Titan có nhiều trong quặng khoáng ở khắp mọi nơi trên Trái đất, mật độ phổ biến xếp thứ 9 trong tất cả các kim loại.
Ở trang thái nguyên chất (tinh khiết), titan có thể kéo thành sợi. Nhất là trong môi trường không có khí oxy. Điều này còn cho thấy khả năng gia công dễ dàng và linh hoạt.
Đặc tính vật lý – hóa học của kim loại titan
- Kim loại titan có điểm nóng chảy khá cao, khoảng trên 1.650 °C. Vì thể, khả năng chịu nhiệt cũng như nung trực tiếp trong lửa khá tốt. Ngược lại, độ dẫn điện và nhiệt lại tương đối thấp.
- Titan có độ bền cao và có thể tạo một màng oxit bên ngoài nhưng sẽ giảm độ bền nếu nung >430 °C
- Không tan trong axit, đặc biệt là các axit có tính phá hủy mạnh như axit sunfuric và axit clohiđric.
- Có khả năng chống ăn mòn trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Không bị nhiễm từ.
Những ưu điểm của titanium
Nhắc đến titan có thể nói đến những ưu điểm đặc trưng như:
- So với thép, độ cứng của titan tương đối bằng nhưng lại nhẹ hơn đến 60%.
- So với nhôm, độ cứng gấp 6 lần nhưng lại nặng hơn gấp rưỡi lần nhôm.
- Titan có khả năng chống ăn mòn tốt. Đặc biệt trong nhiệt độ cao, ít bị xỉn màu, màu sắc được giữ lại gần như là tối đa.
- Không tan trong axit và nước clo, không bị oxy hóa trong nước muối hay nước biển. Nên không dẫn đến các phản ứng hóa học làm biến đổi chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Khả năng chịu bức xạ tốt cũng như phản chiếu bức xạ tốt
Mời xem thêm: Inox có bị nam châm hút không?
Những ứng dụng phổ biến của titan là gì ?
Nhờ có đặc tính nhẹ, độ bền cao, màu sắc sáng đẹp cùng với khả năng chống ăn mòn tương đối tốt. Nên được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều sản phẩm và lĩnh vực trong đời sống.
- Làm đồ trang sức: Titan được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành này. Các sản phẩm trang sức được chế tác từ kim loại này như nhẫn, vòng, dây chuyền, lắc chân, lắc tay, mặt dây chuyền, các phụ kiện trang sức khác… Đối tượng sử dụng trang sức từ titan cả nam và nữ, ở các độ tuổi khác nhau từ trẻ trung, vị thành niên đến người lớn.
Vì giá thành của trang sức titan thấp hơn so với vàng và các loại kim loại quý khác nên cũng được dùng để chế tác đa dạng mẫu mã, màu sắc lung linh (trắng bạc, vàng, vàng hồng), dễ dàng đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng.
- Đồng hồ đeo tay: Dây đeo và mặt đồng hồ đeo tay bằng kim loại mạ titan khá phổ biến, giúp đáp ứng về mặt kinh tế và độ thẩm mỹ cho chiếc đồng hồ.
- Thuốc nhuộm trắng trong sơn, nhựa, giấy, men sứ và xi măng…: Hợp chất dùng trong các sản phẩm này thường đến từ titan dioxit (TiO2) dùng để làm trắng một cách an toàn cho các sản phẩm. Ngoài ra, người ta sử dụng titan trong sơn để giúp sơn có khả năng phản chiếu bức xạ.
- Thành phần trong máy lọc nước: Khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước biển, nước muối, nước có clo…, khả năng chịu nhiệt tốt nên được dùng trong các máy lọc nước mặn hoặc máy lọc nước gia dụng. Khả năng phản chiếu bức xạ cũng góp phần giúp nước sạch hơn, có lợi cho sức khỏe hơn.
- Ngành hàng không: Những sản phẩm như vỏ máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ… đều có sự tham gia của titan vì chúng có khả năng chịu nhiệt rất cao.
- Ngành quân sự: Tương tự, nhờ khả năng chịu nhiệt tốt nên những sản phẩm như áo chống đạn, xe bọc thép, tàu hải quân…được chế tạo bằng kim loại có sự tham gia của titan để gia tăng độ cứng, bền.
- Ngành xây dựng: Tấm bọc bằng titan được ứng dụng trong các công trình, kiến trúc, các tượng đài hoặc cấu trúc lớn.
- Ngành y tế: Sử dụng titan để làm khớp nối giả, răng sứ titan vì chúng cứng, bền và không bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.
- Kính mắt: Titan bền nên được sử dụng làm gọng kính mắt. Tuy nhiên, tỉ lệ thuận với bề ngoài đẹp và chất lượng cao thì giá thành của gọng kính titan cũng cao.
Ngoài ra, các loại hợp chất titan còn được dùng để làm chất tạo khói; thành phần trong thuốc chống nắng; chế tạo đá quý nhân tạo; các loại ống dẫn thực phẩm…
Những lưu ý cần biết đối với kim loại titan là gì ?
Bên cạnh những ưu điểm của titan, cách sử dụng trong đời sống cần lưu ý những điều sau:
- Đa số các loại muối titan đều an toàn. Tuy nhiên, một số loại muối là sự kết hợp giữa kim loại này với Clo lại là chất gây ăn mòn. Điển hình như TiCl3 và TiCl4.
- Titan ở dạng bột có nguy cơ về cháy nổ rất cao. Cần lưu ý việc này trong các ứng dụng thực tế ở đời sống. Không nên dùng bột titan ở nhiệt độ cao tránh gây nổ.
- Với các vụ hỏa hoạn có nguồn gốc từ titan, không được dập bằng nước và CO2 như các vụ cháy thông thường. Thay vào đó nên dập bằng cát hoặc bột chữa cháy chuyên dụng.
Tìm hiểu các kim loại khác tại đây
- Niken là gì? có độc hại không?
- Crom có phải là kim loại cứng nhất?
- Cách phân biệt đồng thau và đồng đỏ
- Stainless steel là gì?
- Inox vàng, vật liệu mới với ứng dụng đa dạng
Ban biên tập: Inox Đại Dương