Molybdenum là gì? Ứng dụng của Molybdenum trong cuộc sống

Molybdenum là gì? Ứng dụng của Molybdenum trong cuộc sống

Kim loại và một số hợp kim của chúng được ứng dụng trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống đặc biệt là mảng công nghiệp. Nhờ vào đặc tính mà kim loại được sử dụng để chế tạo máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng. Ngoài những kim loại phổ biến như sắt, đồng, chì thì vẫn có một số kim loại với tên gọi còn khá mới mẻ. Trong bài viết hôm nay Đại Dương sẽ cùng bạn tìm hiểu về Molybdenum là gì? Ứng dụng của Molybdenum trong cuộc sống.

Molybdenum là gì?

Molybdeum, Molypden hay còn gọi là mô lip đen, là kim loại chuyển tiếp có màu trắng bạc, rất cứng chắc. Nhờ vào khả năng chống ăn mòn và giữ được hình dáng cũng như hoạt động tốt ở nhiệt độ cao nó được xem là tác nhân hợp kim trong thép không gỉ.

Molybdenum là gì?

Trong bảng nguyên tố hóa học Molybdenum thuộc nhóm VIB, chu kì 5, có ký hiệu là Mo, số nguyên tử là 42. Nó được phát hiện vào năm 1778 bởi Carl Wilhelm Scheele.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành

Molypdenit là quặng chính dùng để sản xuất molypden. Kim loại này đã từng bị nhầm lẫn vì nó khá giống với than chì. Có một thời gian người ta đã xem nó như quặng chì và khai thác. Cho đến tận năm 1778 nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele sau khi nghiên cứu về sự khác biệt của nó thì mới tiến hành đặt tên. Đến năm 1781 Peter Jacob Hjelm đã thành công trong việc sử dụng cacbon và dầu để cô lập molypden.

Vào năm 1894 lần đầu tiên hợp kim thép molypden được sản xuất thành công bởi công ty Schneider Electrics – Pháp. Ở thế chiến thứ nhất những tấm giáp chắc chắn này đã thay thế cho các tấm mangan cũ vì chúng vừa gọn nhẹ lại có khả năng bảo vệ tốt hơn.

Tính chất của molybdenum

Một số thông tin cơ bản về kim loại molybdenum – tính chất vật lý của molybdenum

Màu sắc Ánh kim xám
Trạng thái vật chất Chất rắn
Nguyên tố hóa học Mo
Số nguyên tử 42
Nhiệt độ nóng chảy 2623 °C, ​4753 °F
Nhiệt độ sôi 4639 °C, ​8382 °F
Khối lượng nguyên tử 95,94

Tính chất hóa học

Ở phương diện tính oxi hóa Molybdenum có độ âm điện 1.8 trên thang Pauling và nguyên tử lượng là 95,9 gam/mol. Ở nhiệt độ thường sẽ không tham gia phản ứng với oxi hay nước tuy nhiên nó sẽ trở nên mềm và dễ uốn hơn tungsten (vonfram). Nó sẽ bị oxi hóa ở nhiệt độ cao và khi nhiệt độ tăng cao hơn nữa sẽ tạo ra trioxit molypden với phản ứng: 2Mo+3O2 2MoO3.

Nhiệt độ nóng chảy của Molybdenum chỉ sau Cacbon, Vonfram, Rheni, Osmi và Tantali ở mức 2623 độ C và nhiệt độ bắt cháy là 600 độ C.

Vai trò của molybdenum trong cuộc sống

Phải biết rằng kim loại này không chỉ có tác dụng trong cơ khí công nghiệp mà nó còn được ứng dụng đã nhiều trong cuộc sống.

Molypden có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Molybdenum tập trung chủ yếu ở thận, gan, tế bào mỡ tuyến thượng thận, xương, phổi, lá lách. Ngoài ra chúng còn xuất hiện ở cơ bắp não và một chút ở men răng. Là một nguyên tố vi lượng quan trọng, chúng có tác dụng:

  • Hạn chế tình trạng thiếu máu, thúc đẩy sự phát triển chuyển hóa chất đường và chất béo.

  • Mo giúp giải độc đồng hiệu quả nếu như cơ thể đang bị nhiễm độc.

  • Tăng cường khả năng sinh sản.

  • Cải thiện tình trạng cho người mắc các chứng như hen, dị ứng, bệnh đường ruột người có tỉ lệ axit uric trong máu thấp hoặc tỷ lệ anđehit cao, người suy dinh dưỡng, ….

  • Kích thích trẻ ăn ngon, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.

  • Hỗ trợ quá trình vận động và hấp thụ sắt của thai nhi ở phụ nữ mang thai.

Molypden có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Vai trò của molybdenum trong ngành công nghiệp

  • Trong ngành công nghiệp luyện kim Molybdenum được sử dụng rất rộng rãi chúng giúp cải thiện sức mạnh của thép tăng độ cứng và tăng khả năng chống ăn mòn. Thép hợp kim molypden sử dụng để sản xuất đầu máy các thiết bị công nghiệp, các dụng cụ hay thiết bị vận tải.

  • Hợp kim nóng ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, chế tạo một số bộ phận của tên lửa và hạt nhân chịu nhiệt.

  • Ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử như làm các bộ khuếch đại, các thành phần của ống phóng, ống chân không, cao áp, ống sưởi,…

  • Trong lĩnh vực công nghiệp hóa học và dầu khí người ta sử dụng molypden trioxit như một chất xúc tác.

Ứng dụng của kim loại Molypden

Chế tạo công nghiệp

Cũng nhờ vào khả năng chịu nhiệt cao, không bị mềm hay giãn nở ra quá nhiều mà kim loại này được dùng để chế tạo những bộ phận quan trọng của động cơ công nghiệp, dây tóc bóng đèn, tiếp điểm điện và đặc biệt là máy bay.

Sản xuất thép không gỉ, hợp kim

Molybdenum là thành phần được sử dụng trong các loại hợp kim có khả năng chống ăn mòn. Trong các hợp kim thép có độ bền cao thi thành phần Mo có thể chiếm từ 0,25 cho đẹp 8%. Theo thống kê thì có đến hơn 43.000 tấn đã được sử dụng mỗi năm trong công cuộc chế tạo hợp kim, sản xuất thép không gỉ thép, công cụ gang và những siêu hợp kim chịu nhiệt tốt khác. Tính ra có đến hơn 75% sản lượng khai thác được sử dụng để chế tạo hợp kim.

Molybdenum là thành phần sản xuất thép không gỉ, hợp kim

Sản xuất vật liệu phủ chịu nhiệt

Tuy rằng không cứng chắc như Vonfram nhưng nhờ vào trọng lượng riêng nhỏ và giá cả ổn định nên Molybdenum được xem là kim loại bổ sung nhằm tạo hợp kim và làm vật liệu phủ nhiệt cho các kim loại khác. Không chỉ vậy Mo99 một khi được sử dụng như đồng vị phóng xạ gốc sẽ tạo ra đồng vị phóng xạ Tc99 được ứng dụng trong y học.

Hợp chất disunfua molipden còn được dùng như chất xúc tác chất bôi trơn trên màn mỏng của bề mặt kim loại chúng có khả năng chịu nhiệt và áp suất rất tốt.

Được dùng làm phân bón

Ngoài ra còn thấy một tác dụng của kim loại này trong cuộc sống như hợp chất natri oxit molypden có tác dụng kết dính giữa kim loại và men. Đôi khi chúng còn được sử dụng như một loại phân bón dành cho thực vật ví dụ như súp lơ.

Trong y học

Molybdenum là dinh dưỡng cần thiết nó hoạt động như một đồng yếu tố trong một số enzym phụ thuộc Molipden liên quan đến các phản ứng quan trọng trong tế bào. Không chỉ vậy nếu như được chế tạo thành đồng vị của Tc99 nguyên tố này được sử dụng như một loại dược phẩm phóng xạ trong các quy trình đường chéo.

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kim loại này. Hãy theo dõi Đại Dương để cập nhật các thông tin về công nghiệp cơ khí nhé.

Mời xem tiếp: Kim loại đen và kim loại màu là gì? Tính chất, ứng dụng của chúng

Ban biên tập: Đại Dương

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ được bảo mật. Dấu * là trường bắc buộc