Sử dụng máy móc là phương pháp thiết yếu và quan trọng đối với hầu hết các ngành nghề trong công nghiệp. Nhờ những thiết bị hiện đại mà quá trình sản xuất, dịch vụ, thương mại diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Máy móc cũng như con người sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải một số vấn đề. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng này cần phải có những đợt bảo trì, bảo dưỡng công nghiệp. Cần thiết có những kỹ sư với kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng lập kế hoạch hoạch bảo dưỡng công nghiệp ra đời. Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến ngành nghề này xin mời tham khảo một số thông tin liên quan mà Đại Dương đã tổng hợp được trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Ngành bảo dưỡng công nghiệp là gì?
Ngành bảo dưỡng công nghiệp là nơi đào tạo các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ. Sau khi học tập và hoàn thành chương trình học của ngành, các kỹ sư sẽ có được kỹ năng và các kiến thức chuyên môn. Nhằm lên kế hoạch quản lý và điều hành công tác bảo trì bảo dưỡng máy móc. Có thể nói đây là một ngành học cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu duy trì quá trình sản xuất. Mang lại chất lượng hiệu quả và an toàn trong công nghiệp.
Thông thường trong suốt chương trình học sinh viên sẽ được trau dồi cả lý thuyết lẫn thực hành. Không chỉ vậy các bạn còn được đào tạo về khả năng tư duy tích cực. Với mục đích giải quyết được các vấn đề bất ngờ, những thách thức trong thực tế.
Trường đào tạo và điểm chuẩn ngành bảo dưỡng công nghiệp là bao nhiêu?
Trên cơ bản có thể tìm kiếm các ngành học về bảo dưỡng công nghiệp tại các trường chuyên về kỹ thuật. Một số trường nổi tiếng có thể kể đến như Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Điện Lực, Đại học Công Nghiệp, Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng,…
Các khối thi mà thí sinh có thể lựa chọn chọn bao gồm: A00, A01, B00, D01, D07, D90 hoặc xét tuyển… tùy theo mỗi trường.
Ngoài ra dựa vào nguyện vọng, chỉ tiêu và điểm thi mà điểm chuẩn ngành bảo dưỡng công nghiệp sẽ thay đổi. Ví dụ điểm chuẩn ngành bảo dưỡng công nghiệp tại Đại học Bách khoa TPHCM vào năm 2021 là 22 điểm.
Học ngành bảo dưỡng công nghiệp ra trường làm gì?
Nếu như bạn tìm kiếm công việc bảo dưỡng công nghiệp thì trên Google sẽ hiển thị ra khá nhiều doanh nghiệp đang cần tuyển. Thế nhưng bạn đã hình dung được công việc mình cần phải làm khi theo ngành nghề này hay chưa? Dưới đây là một số công việc chức vụ và công việc bạn có thể đảm nhận.
Kỹ thuật viên bảo dưỡng công nghiệp
Vai trò của kỹ thuật viên bảo dưỡng công nghiệp là tập trung vào quá trình bảo dưỡng và sửa chữa máy móc. Phạm vi trách nhiệm gồm có:
-
Đảm bảo khả năng vận hành của các thiết bị công nghiệp bằng cách lên kế hoạch định kỳ để bảo dưỡng bảo trì.
-
Phòng ngừa các trường hợp hư hỏng hoặc nguy hiểm có thể xảy ra.
-
Sẵn sàng sửa chữa khẩn cấp một số tình huống hư hỏng.
-
Đọc, phân tích và giải thích các quy trình liên quan đến kỹ thuật hoặc hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị.
Thợ bảo dưỡng
Trong cơ khí bảo dưỡng công nghiệp rất cần những người trực tiếp lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thiết bị máy móc. Những người này gọi tắt là thợ bảo dưỡng. Phạm vi trách nhiệm của họ bao gồm:
-
Thực hành bảo trì thiết bị định kỳ.
-
Khắc phục các sự cố sửa chữa điện cơ, khí nén thủy lực.
-
Lắp đặt và vận hành các thiết bị mới.
-
Hàn và chế tạo một số bộ phận cần sửa chữa.
-
Điều chỉnh thay đổi thông số của dụng cụ điều khiển sao cho tương thích với quy trình hoạt động.
Thợ điện công nghiệp
Như tên gọi, thợ điện công nghiệp sẽ tiến hành lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện trong môi trường công nghiệp. Họ sẽ không tập trung chủ yếu vào máy móc mà là hệ thống điện. Những trách nhiệm mà thợ điện công nghiệp cần đảm bảo:
-
Lắp đặt hệ thống điện mới.
-
Xem xét, xác minh và bảo trì hệ thống điện trong khu vực sản xuất.
-
Xử lý một số sự cố do điện gây ra.
-
Phối hợp với thợ cơ khí và kỹ thuật viên bảo dưỡng để sửa chữa và bảo trì thiết bị.
Quản lý bảo trì
Trong vai trò này người quản lý sẽ tập trung vào quá trình quản lý hoạt động bảo trì cũng như nguồn nhân lực. Với hệ thống thiết bị công nghiệp lớn thì quản lý bảo trì sẽ được chia làm hai bộ phận là lập kế hoạch và giám sát. Nếu quy mô nhỏ thì người quản lý bảo trì có thể thực hiện cả hai nhiệm vụ trên. Phạm vi trách nhiệm:
-
Lên kế hoạch cho quá trình bảo trì hệ thống.
-
Điều phối từng nhóm bảo trì thực hiện nhiệm vụ.
-
Đảm bảo quá trình bảo dưỡng diễn ra theo đúng với chính sách công ty cũng như tuân theo hướng dẫn của OSHA.
-
Quản lý các linh kiện và cơ sở vật chất liên quan.
-
Quản lý ngân sách sử dụng cho bảo trì.
-
Chịu trách nhiệm về quá trình đặt và nhập phụ tùng, linh kiện.
-
Tìm kiếm các phương án bảo dưỡng bảo trì hoặc thay thế sửa chữa vừa cải thiện năng suất lại có thể giảm bớt chi phí.
Mức lương trung bình của ngành bảo dưỡng công nghiệp
Theo tổng hợp từ tin tuyển dụng thì mức lương trung bình của ngành này là khoảng từ 7 đến 10 triệu. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, lượng công việc đảm nhận, vị trí và nơi làm việc mà mức lương cũng sẽ khác nhau. Vai trò quản lý sẽ có lương cao hơn so với thợ và kỹ thuật viên.
Trong doanh nghiệp bảo dưỡng công nghiệp là gì? Và các ví dụ phổ biến
Ngành này còn khá mới nên nhiều người vẫn chưa thể hình dung được sau khi học thì sẽ làm gì ở các doanh nghiệp, xưởng sản xuất. Kỹ sư tốt nghiệp ngành bảo dưỡng công nghiệp sẽ có lượng kiến thức chuyên môn cao. Có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp trong bảo trì, bảo dưỡng để duy trì sản xuất liên tục. Đa phần nhà máy sản xuất dù lớn hay nhỏ cũng đều có một đội ngũ bảo trì. Vì vậy, có thể thấy rằng cơ hội việc làm của ngành bảo dưỡng công nghiệp là khá cao.
Một số công việc mà kỹ sư bảo trì công nghiệp cần làm tại doanh nghiệp
-
Chịu trách nhiệm cho công tác bảo dưỡng, huấn luyện về bảo trì tại các doanh nghiệp sản xuất hay công trình dân dụng.
-
Tham gia vào quá trình thiết kế nhà xưởng, lắp đặt máy móc tại các công ty chuyên về cơ điện.
-
Kiểm định máy móc, thiết bị cơ khí công nghiệp tại các cơ sở kiểm định.
-
Cung ứng dịch vụ kỹ thuật; tư vấn và bán hàng các trang thiết bị công nghiệp và dân dụng.
-
Thực hiện công việc liên quan đến thiết kế, điều chỉnh, cải tiến cho dây chuyền máy móc sản xuất.
-
Học nâng cao để giảng dạy, kiểm tra và đánh giá chứng chỉ hành nghề bảo dưỡng.
Vai trò bảo trì bảo dưỡng công nghiệp
-
Tăng khả năng hoạt động của máy móc cho công việc, hạn chế các vấn đề về trục trặc, hỏng hóc khi vận hành. Nhờ đó làm tăng năng suất của dây chuyền làm việc, giảm chi phí trong toàn bộ quy trình.
-
Bảo vệ môi trường: những hư hỏng, thay thế linh kiện luôn tác động trực tiếp đến môi trường làm việc thậm chí là môi trường sống. Đặc biệt là những loại rác thải nhựa, pin điện từ, linh kiện điện tử. Nếu không xử lý tốt còn dẫn đến những hệ lụy liên quan đến vấn đề pháp luật. Và tất nhiên phạm pháp là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần tránh.
-
Kéo dài tuổi thọ máy móc, dây chuyền làm việc: bảo trì bảo dưỡng công nghiệp định kỳ sẽ giúp nâng cao thời gian làm việc của máy móc. Các lỗi, vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành sẽ được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Nhờ đó mà không để kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và quá trình hoạt động của dây chuyền.
Những lưu ý trong bảo trì bảo dưỡng công nghiệp
Thời điểm bảo dưỡng
Thời điểm bảo dưỡng máy móc, thiết bị rất quan trọng, đúng thời điểm. Khi đó mới có thể mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian chi phí. Quá trình thay nhớt, tra mỡ, thay thế, sửa chữa linh kiện tùy thuộc vào loại máy móc, tuổi đời, thời tiết. Có hệ thống bảo trì sau 12, 6, 3 tháng sử dụng hoặc sau 5000 giờ hoạt động.
Kiểm tra bảo hành máy móc
Bên cạnh bảo dưỡng ở chính doanh nghiệp thì máy móc còn nhận được bảo hành từ đơn vị cung cấp. Nếu có vấn đề phát sinh khi còn trong thời hạn bảo hành. Thì có thể được thay thế, sửa chữa miễn phí từ nhà bán hàng. Do đó cần theo dõi kỹ lưỡng thời gian bảo hành để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tiến độ của quá trình
Với một hệ thống lớn, khi bảo trì hay bảo dưỡng sẽ mất thời gian khá nhiều. Phải lên kế hoạch đầy đủ cho từng tiến độ công việc để hoàn thành nhanh chóng. Không làm chậm tiến độ của quy trình sản xuất, vận hành của máy móc.
Bài viết liên quan: Điểm danh tên gọi, đặc điểm và ứng dụng từng loại phụ kiện Inox được sử dụng trong công nghiệp
Các phương pháp bảo dưỡng công nghiệp thông dụng nhất
Bảo trì phục hồi
Với phương pháp này, thợ bảo trì chỉ sửa chữa, thay thế khi hệ thống có vấn đề. Tuy rằng khá lợi về mặt kinh tế nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Do phải tạm ngừng dây chuyền để thực hiện bảo trì.
Bảo trì phòng ngừa
Bảo trì phòng ngừa thực hiện nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị. Dựa vào đặc điểm công nghiệp, những dự đoán về sự cố và các nghiên cứu về máy móc. Các kỹ sư sẽ lập ra được một chương trình bảo trì định kỳ để hạn chế hư hỏng khi sử dụng.
Bảo dưỡng cơ hội
Một số máy móc không hoạt động thường xuyên thì sẽ được kiểm tra bảo dưỡng trong thời điểm không vận hành đó. Dạng bảo dưỡng này sẽ không làm gián đoạn sản xuất nhưng vẫn đảm bảo máy móc hoạt động tốt. Cách bảo trì này đòi hỏi phải có sự kết hợp và hỗ trợ từ bộ phận sản xuất để có thể giảm chi phí bảo trì và ngưng trệ sản xuất.
Bảo trì dựa trên giám sát
Thời gian bảo trì sẽ được tính toán nhờ vào cảm biến và các kỹ thuật giám sát như: phân tích chất bôi trơn, giám sát rung động và kiểm tra siêu thanh. Từ các dữ liệu có được, kỹ sư sẽ phân tích và lựa chọn thời gian bảo trì phù hợp. Tất nhiên để có được hiệu quả cao nhất, đơn vị cần đầu tư thiết bị cảm biến giám sát chất lượng.
Bảo trì dự báo
Bảo trì dự báo thu thập thông số, dữ liệu để phân tích nhằm tìm ra hướng thay đổi. Điều này khiến cho nó có thể dự báo được khi lượng trị giá kiểm soát đạt hoặc vượt quá trị giá ngưỡng. Các nhân viên bảo trì lúc này sẽ có thể lên kế hoạch phù hợp nhất.
Hãy theo dõi fanpage Inox Đại Dương, để nhận các tin tức mới nhất nhé!
Ban biên tập: Đại Dương