Inox 316 Là Gì? Mấy Loại? Có Gỉ Không? Thành Phần, Ứng Dụng Chi Tiết

Nhắc đến inox, người ta thường nhắc đến loại mác inox 304 (SUS304). Tuy nhiên còn có một loại inox cũng phổ biến không kém đó là inox 316 (hay còn gọi là thép không gỉ SUS316). Do đặc thù thành phần cấu tạo inox 316 có tính ứng dụng cao với số lượng được tiêu thụ đứng thứ 2 trong các loại inox, chiếm khoảng 20% sản lượng inox được sản xuất hiện nay. Ngoài thép không gỉ 316 tiêu chuẩn, còn có inox 316L, 316H, 316Ti. Vậy inox 316 là gì? Hãy cùng Inox Đại Dương tìm hiểu cấu tạo của các loại inox phổ biến này nhằm hiểu hơn sự khác biệt của chúng.

1. Inox 316 là gì?

Inox 316 (hay còn gọi là SUS 316 hay thép không gỉ 316) là một loại thép không gỉ cao cấp thuộc nhóm austenitic trong họ thép không gỉ 300 series. Loại inox này nổi bật với khả năng chống ăn mòn vượt trội, đặc biệt là trong các môi trường khắc nghiệt như nước biển, môi trường hóa chất, môi trường chứa clorua, hay các ngành công nghiệp yêu cầu vệ sinh cao.

Điểm đặc biệt của inox 316 là việc bổ sung nguyên tố Molybdenum (Mo) vào thành phần hóa học. Nguyên tố này mang lại cho inox 316 khả năng chống ăn mòn vượt trội, đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt như biển, hóa chất hay axit.

2. Inox 316 có mấy loại?

Inox 316 có các loại phổ biến sau:

  • Inox 316: là phiên bản tiêu chuẩn, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế, thực phẩm và hàng hải nhờ khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Inox 316L: là biến thể có hàm lượng carbon thấp hơn ( “L” viết tắt của “Low Carbon”), giúp: giảm nguy cơ ăn mòn tại vùng mối hàn, đặc biệt quan trọng trong môi trường clorua hoặc ứng dụng yêu cầu hàn nhiều, giữ nguyên khả năng chống ăn mòn tổng thể so với inox 316 thường, nhưng cải thiện độ bền tại mối hàn. Inox 316L cũng là loại inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ tính linh hoạt và chi phí hợp lý.
  • Inox 316H:hàm lượng carbon cao hơn so với inox 316 và 316L, Inox 316H vượt trội hơn nhờ cải thiện độ bền cơ học ở nhiệt độ cao nên có thể ứng dụng tốt trong các môi trường cần chịu tải ở điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, chẳng hạn như lò nhiệt, bộ trao đổi nhiệt hoặc nhà máy lọc hóa dầu. Tuy nhiên, loại này ít phổ biến vì chi phí cao và chỉ phát huy tác dụng khi các ứng dụng yêu cầu nhiệt độ cao là yếu tố then chốt.
  • Inox 316Ti: là biến thể được bổ sung thêm nguyên tố Titanium (Ti). Nhờ thêm Ti vào mà inox 316Ti được tăng cường khả năng chịu ăn mòn tại nhiệt độ cao, đặc biệt hữu ích trong ngành hóa chất hoặc thiết bị trao đổi nhiệt. Dù không phổ biến bằng inox 316L, inox 316Ti là giải pháp đáng cân nhắc trong các môi trường đòi hỏi độ bền lâu dài sau hàn và nhiệt độ cao kéo dài.

3. Ký hiệu tiêu chuẩn của các hợp kim thép không gỉ 316

Khi tìm kiếm inox 316 là gì, bạn không chỉ nên hiểu đó là một loại vật liệu cao cấp chống ăn mòn, mà còn nên lưu ý đến các mác thép liên quan như 316L, 316H, 316Ti cùng các tiêu chuẩn tương ứng (UNS, EN, BS…) để lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật từng công trình.

Mác thép (Grade) Euronorm (EN số) UNS (Hoa Kỳ) BS (Anh) EN (Anh – cũ)
316 14.401 S31600 316S31 58H
316L 14.404 S31603 316S11
316H S31609 316S51
316Ti 14.571 320S31

4. Bảng cấu tạo thành phần hóa học của inox 316, 316L, 316H, 316Ti

Nguyên tố 316 316L 316H 316Ti
C (Carbon) 0,00 – 0,07% 0,00 – 0,03% 0,04 – 0,08% 0,00 – 0,08%
Mn (Mangan) 0,00 – 2,00% 0,00 – 2,00% 0,00 – 2,00% 0,00 – 2,00%
Si (Silic) 0,00 – 1,00% 0,00 – 1,00% 0,00 – 1,00% 0,00 – 1,00%
P (Phốt pho) 0,00 – 0,05% 0,00 – 0,05% 0,00 – 0,04% 0,00 – 0,05%
S (Lưu huỳnh) 0,00 – 0,02% 0,00 – 0,02% 0,00 – 0,02% 0,00 – 0,03%
Cr (Crom) 16,50 – 18,50% 16,50 – 18,50% 16,50 – 18,50% 16,50 – 18,50%
Mo (Molypden) 2,00 – 2,50% 2,00 – 2,50% 2,00 – 2,50% 2,00 – 2,50%
Ni (Niken) 10,00 – 13,00% 10,00 – 13,00% 10,00 – 13,00% 10,50 – 14,00%
Ti (Titan) 0,40 – 0,70%
Fe (Sắt) balance balance balance balance

5. Tính chất cơ học của inox 316 là gì?

Mác thép Dạng sản phẩm Giới hạn bền kéo (MPa) Giới hạn chảy (MPa) Độ giãn dài A50 mm (%) Độ cứng Brinell (HB)
316 Thanh và tiết diện (≤160 mm) 500 – 700 ≥ 200 ≥ 40 Tối đa 215
316 Tấm (≤8mm) 530 – 680 ≥ 240 ≥ 40
316 Tấm (8 – 75 mm) 520 – 670 ≥ 220 ≥ 45
316L Thanh và tiết diện (≤160 mm) 500 – 700 ≥ 200 ≥ 40 Tối đa 215
316L Tấm (≤8mm) 530 – 680 ≥ 240 ≥ 40
316L Tấm (8 – 75 mm) 520 – 670 ≥ 220 ≥ 45
316H Thanh (≤160 mm) 490 – 690 ≥ 205 35
316Ti Thanh (≤160 mm) 500 – 700 ≥ 200 ≥ 40 Tối đa 215

6. Tính chất vật lý của inox 316 là gì?

Thuộc tính Giá trị Đơn vị
Khối lượng riêng 8 g/cm³
Nhiệt độ nóng chảy 1400 °C
Mô-đun đàn hồi (Modulus of Elasticity) 193 GPa
Điện trở suất 0,74 × 10⁻⁶ Ω·m
Độ dẫn nhiệt 16,3 W/m·K
Hệ số giãn nở nhiệt 15,9 × 10⁻⁶ /K (hoặc K⁻¹)

7. Đặc tính của inox 316 là gì?

Thép không gỉ 316 được đánh giá tốt và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội, độ bền nhiệt cao và tính gia công linh hoạt. Với thành phần hợp kim đặc biệt chứa molypden (Mo), inox 316 đặc biệt phù hợp trong các ứng dụng chịu điều kiện khắc nghiệt như môi trường biển, công nghiệp hóa chất, thực phẩm và y tế. Dưới đây là những đặc tính nổi bật cần lưu ý khi lựa chọn và ứng dụng loại vật liệu này.

7.1. Khả năng chống ăn mòn của inox 316

Inox 316 được đánh giá rất cao về khả năng kháng ăn mòn, đặc biệt trong môi trường có chứa ion clorua như nước biển, dung dịch muối hay các loại hóa chất công nghiệp. Nhờ bổ sung molypden, inox 316 có thể chống lại hiện tượng ăn mòn kẽ và ăn mòn điểm tốt hơn nhiều so với inox 304.

Tuy nhiên, trong điều kiện nước biển ấm hoặc môi trường có nhiệt độ cao chứa clorua, loại thép này vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng ăn mòn kẽ hoặc nứt do ứng suất ăn mòn. Đặc biệt, khi nhiệt độ vượt quá 60°C, inox 316 dễ bị suy giảm khả năng kháng ăn mòn, cần được theo dõi và xử lý thích hợp.

7.2. Khả năng chịu nhiệt

Inox 316 có khả năng chịu nhiệt tốt, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa khi hoạt động ở nhiệt độ cao:

  • Chịu được đến 870°C trong điều kiện sử dụng gián đoạn.
  • Chịu được đến 925°C trong điều kiện sử dụng liên tục.

Tuy nhiên, trong môi trường có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với nước, không nên sử dụng inox 316 trong khoảng nhiệt từ 425°C đến 860°C. Đây là vùng nhiệt độ có nguy cơ kết tủa cacbit, làm suy giảm khả năng chống ăn mòn. Để khắc phục, có thể sử dụng inox 316L – phiên bản có hàm lượng carbon thấp – nhằm hạn chế kết tủa. Trong khi đó, nếu ứng dụng yêu cầu độ bền cơ học cao ở nhiệt độ trên 500°C, inox 316H (với hàm lượng carbon cao hơn) là lựa chọn thích hợp.

7.3. Khả năng gia công của inox 316

7.3.1. Gia công nguội (Cold Working)

Gia công nguội giúp tăng độ cứng và độ bền của inox 316. Vật liệu này có thể được tạo hình dễ dàng qua các phương pháp như:

  • Uốn ép, dập, kéo giãn thành nhiều hình dạng.
  • Cán nguội, dập nguội hoặc kéo dây.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng sau khi gia công nguội, nên thực hiện ủ giải ứng suất (annealing) để phục hồi cấu trúc vật liệu và đảm bảo tính chống ăn mòn.

7.3.2. Gia công nóng (Hot Working)

Inox 316 có thể được gia công nóng bằng các kỹ thuật phổ biến như cán nóng, rèn, hoặc ép đùn. Một số lưu ý kỹ thuật bao gồm:

  • Tránh gia công nóng ở nhiệt độ dưới 927°C.
  • Nhiệt độ gia công lý tưởng nằm trong khoảng 1149°C – 1260°C.
  • Sau khi gia công nóng, nên tiến hành ủ nhiệt để giữ vững khả năng kháng ăn mòn.

7.3.3. Xử lý nhiệt (Heat Treatment)

  • Inox 316 không thể làm cứng bằng nhiệt luyện như thép cacbon.
  • Có thể ủ mềm hoặc ủ giải ứng suất bằng cách nung nóng đến 1010 – 1120°C, sau đó làm nguội nhanh để duy trì tính chất cơ học và hóa học ổn định.

7.3.4. Khả năng gia công cơ khí (Machinability)

Mặc dù inox 316 có thể được gia công bằng máy móc, thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Dụng cụ cắt phải rất sắc. Nếu lưỡi cùn sẽ làm cứng bề mặt do hiện tượng work hardening
  • Áp dụng chế độ cắt sâu, dứt khoát nhằm hạn chế ma sát và biến cứng.
  • Nên sử dụng bộ phá phoi (chip breaker) để tránh hiện tượng kẹt phoi.
  • Do khả năng dẫn nhiệt kém, nên sử dụng nhiều chất làm mát và bôi trơn trong quá trình gia công.

7.3.5. Khả năng hàn (Welding)

Inox 316 có khả năng hàn tốt với hầu hết các phương pháp hàn hồ quang như MIG, TIG. Để đảm bảo mối hàn có độ bền và khả năng chống ăn mòn tương đương vật liệu cơ bản:

  • Nên sử dụng vật liệu điền cùng loại, ví dụ que hàn hoặc dây hàn loại 316 hoặc 316L.
  • Với các mối hàn dày hoặc phức tạp, nên thực hiện ủ sau hàn để giảm ứng suất dư.
  • Trường hợp mối hàn lớn yêu cầu độ bền cao hơn, inox 316Ti có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế nhờ chứa titan ổn định hóa.
  • Hạn chế sử dụng phương pháp hàn oxy-acetylene cho inox 316 do hiệu suất thấp và dễ gây suy giảm chất lượng vật liệu.

8. Inox 316 có hút nam châm không?

Theo lý thuyết thì Inox 316 không nhiễm từ tính và không hút nam châm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp inox 316 bị hút nam châm nếu bị nhiễm từ khi trải qua quá trình gia công nguội hoặc inox 316 bị pha tạp nhiều không đạt chuẩn chất lượng.

9. Inox 316 có bị gỉ không?

Inox 316 có khả năng chống gỉ sét tốt trong nhiều môi trường nhờ khả năng chống ăn mòn cao. Tuy nhiên, trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt hoặc khi bề mặt bị tổn thương, vẫn có khả năng xuất hiện các vết ố hoặc gỉ sét nhẹ. Vệ sinh và bảo trì định kỳ giúp duy trì độ bền của inox 316.

"Sắp

10. Inox 316 có tốt không?

Có thể bạn không biết nhưng có rất nhiều vật dụng trong đời sống hiện nay được làm từ inox 316. Các chuyên gia đều khẳng định 316 an toàn. Bảng thành phần hóa học trong inox 316 chủ yếu là các nguyên tố có tính an toàn, không độc hại và an toàn đến sức khỏe con người.

Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn inox 316 có tốt không, câu trả lời là có. Bạn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm gia dụng làm từ loại inox này. Đặc biệt, các đồ dùng nhà bếp cao cấp và dụng cụ nấu ăn làm từ inox 316 được đánh giá là an toàn và tốt hơn so với nhựa hoặc các loại inox khác.

11. Inox 304 và Inox 316 cái nào tốt hơn?

Đặc điểm Inox 304 Inox 316
Thành phần chính 18% Crom, 8% Niken 16-18% Crom, 10-14% Niken, 2-3% Molybdenum
Chống ăn mòn Tốt Tuyệt vời, đặc biệt trong môi trường clorua
Chịu nhiệt Tốt Tốt hơn
Giá thành Thấp hơn Cao hơn
Ứng dụng phổ biến Đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp, y tế,… Công nghiệp hóa chất, dầu khí, hàng hải, y tế,…

Việc lựa chọn giữa thép không gỉ 304 và inox 316 phụ thuộc rất lớn vào môi trường sử dụng và mục đích ứng dụng cụ thể. Mỗi loại thép không gỉ này đều có những ưu điểm riêng, tuy nhiên nếu đặt lên bàn cân và so sánh, inox 316 được đánh giá là vượt trội hơn ở nhiều khía cạnh quan trọng.

  • Về thành phần, inox 316 được bổ sung thêm 2-3% Molybdenum, giúp nâng cao khả năng kháng ăn mòn, đặc biệt là trong môi trường có chứa ion clorua như nước biển, dung dịch muối, hóa chất công nghiệp. Đây là ưu điểm nổi bật khiến inox 316 vượt trội hơn inox 304 – vốn chỉ thể hiện mức độ chống ăn mòn tốt trong điều kiện thông thường.
  • Khả năng chịu nhiệt của inox 316 cũng nhỉnh hơn, đặc biệt khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao hoặc liên tục thay đổi nhiệt. Nhờ đặc tính này, inox 316 trở thành vật liệu lý tưởng cho các ngành công nghiệp hóa chất, dầu khí, hàng hải, và y tế cao cấp – những lĩnh vực yêu cầu sự bền bỉ cả về cơ học lẫn hóa học.
  • Chi phí: Giá thành của inox 316 cao hơn đáng kể so với inox 304, do chứa nhiều niken và molybdenum hơn – hai nguyên tố kim loại có giá trị cao. Trong khi đó, inox 304 vẫn là lựa chọn kinh tế và phổ biến cho các ứng dụng nội thất, đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp hoặc các công trình không tiếp xúc trực tiếp với môi trường khắc nghiệt. Với đặc tính dễ gia công, thẩm mỹ tốt và khả năng chống gỉ cơ bản, inox 304 hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện bình thường.

Tóm lại, nếu ứng dụng của bạn diễn ra trong môi trường tiếp xúc với hóa chất mạnh, nước biển hoặc cần độ bền cao ở nhiệt độ lớn – inox 316 là lựa chọn tối ưu. Ngược lại, nếu bạn ưu tiên chi phí và làm việc trong môi trường thông thường – inox 304 là giải pháp hợp lý.

> Xem thêm:

12. Ứng dụng phổ biến của inox 316 là gì?

  • Được dùng sản xuất các thiết bị trong ngành thực phẩm và đặc biệt trong các môi trường chứa nhiều Clorua.
  • Thiết bị y tế, các dụng cụ thiết bị dùng trong môi trường bắt buộc độ sạch nghiêm khắc như bệnh viện, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong cấy ghép các khớp nối trong cơ thể như ghim, ốc vít trong cấy ghép khớp hông, khớp gối…
  • Được ứng dụng trong ngành hàng hải như phụ kiện tàu biển, tàu biển, mỏ neo, hay phụ kiện máy bay…

Inox 316 được ứng dụng trong ngành hàng hải như phụ kiện tàu biển, tàu biển, mỏ neo, hay phụ kiện máy bay…

  • Được sử dụng để làm bồn chứa hóa chất, hay trong ngành vận chuyển.
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác đá và lọc nước
  • Xây dựng nhà máy tái chế hạt nhân.
  • Sử dụng nhiều trong ngành kiến trúc, các công trình ngoài trời và ở khu vực đặc biệt, hoặc khu vực có nhiệt độ môi trường khắc nghiệt.

13. Lời kết

Thép không gỉ 316 là vật liệu lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng chống ăn mòn vượt trội, chịu nhiệt tốt và dễ gia công – từ ngành thực phẩm, hóa chất cho đến hàng hải và xây dựng công nghiệp. Tuy không hút nam châm trong điều kiện tiêu chuẩn, inox 316 vẫn có thể xuất hiện từ tính nhẹ sau khi gia công, nhưng điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của vật liệu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời tất cả các thắc mắc về inox 316 là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp inox chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có giá cả cạnh tranh, thì Inox Đại Dương chính là lựa chọn đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vật tư inox inox, Inox Đại Dương luôn cam kết cung cấp sản phẩm vật tư inox như: tấm, cuộn, ống, thanh đa dạng chủng loại mác thép từ 316, 410, 304, 201,430. Xem sản phẩm inox Đại Dương

Đừng ngần ngại liên hệ Inox Đại Dương để được tư vấn và báo giá nhanh chóng cho các loại vật tư thép không gỉ phù hợp với nhu cầu sản xuất và thi công của bạn!

  • Hotline: 1800 6968 – (Bấm phím 106 đến 115 để kết nối trực tiếp với nhân viên bán hàng)
  • Fanpage: Inox Đại Dương

3 bình luận trong “Inox 316 Là Gì? Mấy Loại? Có Gỉ Không? Thành Phần, Ứng Dụng Chi Tiết

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ được bảo mật. Dấu * là trường bắc buộc

Please enter your phone number
and we call you back soon

Hotline Inox Đại Dương

Cảm ơn!
Chúng tôi sẽ sớm gọi lại cho quý khách.

Hotline 1800 6968

info@inoxdaiduong.com

Hỗ trợ