Bạch kim là gì? Phân biệt bạch kim và vàng trắng

Bạch kim là gì

Nhiều người vẫn nhầm tưởng bạch kim và vàng trắng là như nhau. Thật ra, chúng là 2 vật liệu hoàn toàn khác nhau về cấu tạo lẫn giá trị. Cả hai loại này đều được sử dụng để làm trang sức nên phân biệt sự khác nhau giữa chúng sẽ rất cần thiết, tránh nhầm lẫn gây tổn thất về giá trị. Với bài viết này, cùng Inox Đại Dương tìm hiểu tính chất, thành phần, sự ảnh hưởng của bạch kim và vàng trắng đối với sức khỏe cũng như môi trường ngay nhé!

Bạch kim là gì?

Bạch kim là gì?

Bạch kim là một trong những kim loại quý hiếm, được nhiều người sử dụng làm đồ trang sức vì chúng có giá trị cao.

Bạch kim có tên hóa học là Platinum, chúng có màu trắng xám, ánh kim, rắn, dẻo và dễ uốn. Là vật liệu dễ dát mỏng, kéo dãn thành sợi nên con người ứng dụng nó vào các chết tạo, thiết kế trang sức đẹp, tinh vi…

Thành phần – tính chất vật lý, hóa học của bạch kim

Cùng với vàng, bạc, đồng, titan, bạch kim là nguyên tố nằm ở giữa trong bảng tuần hoàn, nó có cấu trúc nguyên tử dễ liên kết với nguyên tử khác. Ngoài ra, platinum được xem là kim loại nặng (21,45 g/cm3). Yếu tố này cũng góp phần làm cho bạch kim trở nên quý hiếm hơn các kim loại còn lại.

Thành phần – tính chất vật lý, hóa học của bạch kim

Kim loại này có nhiệt độ nóng chảy ở 1768,4oC, điểm sôi tại 3825oC. Đồng vị tự nhiên phổ biến nhất của Platinum là:

    • Pt-190
    • PT 192
    • Pt-194
    • Pt-195
    • Pt-196
    • Pt-198

Ngoài ra, nó còn có đồng vị nhân tạo lên đến 37 đồng vị. Những đồng vị platinum tự nhiên thường ở dạng tinh khiết hoặc có trong hợp kim với Iridi.

Là kim loại rất ít bị ăn mòn, có thể nói là chống gỉ ở đa số các môi trường. Đặc biệt, chúng không tan trong axit. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị oxy hóa khi tiếp xúc với lưu huỳnh, halogen hoặc các dung dịch mang tính kiềm.

Nên xem: Tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy của inox, vàng bạc nhôm đồng…

Ứng dụng của bạch kim trong cuộc sống là gì ?

  • Trang sức: Ứng dụng phổ biến nhất của platinum là được dùng để chế tác đồ trang sức như dây chuyền, bông tai, vòng hoặc các phụ kiện cao cấp khác. Ngoài ra, nó cũng được dùng để làm đĩa đựng những trang sức cao cấp khác như kim cương, đá quý nhằm làm tôn lên vẻ đẹp của bộ trang sức.
  • Y học: bạch kim có đóng góp rất lớn cho ngành y học hiện đại. Thuốc chứa platinum có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư và khối u (thuốc cisplatin, carboplatin, oxaliplatin…)

Nhẫn

Platinum còn được dùng trong các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ y học phẫu thuật được sử dụng bên trong cơ thể con người vì chúng không bị ăn mòn hay phản ứng với dịch trong cơ thể, cấu tạo trọng thiết bị và máy trợ tim, dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị nha khoa như máy chụp răng giả hoặc.

  • Nông nghiệp: Làm chất xúc tác nhằm cải thiện và nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, nhiên liệu (xăng, dầu…)
  • Công nghiệp: Ngoài ra, platinum còn được dùng để tạo ra các bộ phận, động cơ vốn đòi hỏi độ bền cao, điện cực trong nhiệt kế, bộ chuyển đổi trong ô tô giúp hạn chế khí độc thải ra từ hoạt động của động cơ. Patinum tham gia vào thành phần cấu tạo nên các sản phẩm nam châm vĩnh cửu, các chi tiết trong đồng hồ, máy móc…

Bạch kim và vàng trắng giống hay khác nhau?

Có thể do platinum quý hiếm, có giá trị tương tự như vàng nhưng khác về màu sắc bên ngoài nên một số người gọi nó là vàng trắng (ý chỉ kim loại màu trắng và quý như vàng). Tuy nhiên, xét về tính chất, màu sắc, giá trí, cấu tạo, chúng hoàn toàn khác nhau.

Vàng trắng là hợp kim của vàng (24K) và nhiều kim loại/ hợp kim khác (bạc, niken, paladi…) tạo thành, có giá trị thấp nhiều so với bạch kim. Cụ thể, bảng dưới đây sẽ giúp phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại này:

So sánh vs vàng trắng

  Bạch kim Vàng trắng
Màu sắc Màu trắng xám, ánh kim một cách tự nhiên.
Màu sắc lấp lánh không thay đổi theo thời gian.
Màu trắng ngà, ít lấp lánh hơn.
Màu sắc không sáng bóng và tự nhiên như bạch kim.
Thông thường, vàng trắng được phủ thêm một lớp Rhodium để tăng độ sáng bóng.
Màu sắc chuyển màu, ngả màu tối hơn theo thời gian.
Tính chất, đặc điểm – Khối lượng nặng hơn

– Độ bền cao

– Không bị oxy hóa
(trừ một số môi trường chứa các chất nhất định như lưu huỳnh, halogen, kiềm)

– Không tan trong axit

– Rắn và đặc, nhưng dẻo, dễ uốn. Khi uống hoặc tác động ít bị biến dạng (móp, méo)

– Chịu được nhiệt độ lên đến 1800oC

– Khối lượng nhẹ hơn

– Độ bền thấp hơn

– Có bị oxy hóa
(do có sự tham gia của các kim loại khác trong thành phần)

– Tan trong axit

– Dẻo, dễ uốn nhưng dễ bị biến dạng (móp, méo) khi tác động

– Chịu được nhiệt độ lên đến 1000oC

Khả năng chế tác (trang sức) Khó chế tác trang sức hơn vàng trắng, và cả vàng nguyên chất.
Đòi hỏi người thợ kim hoàn phải tỉ mỉ, lành nghề và cực kỳ khéo léo.
Đây cũng là yếu tố góp phần vào giá trị cao của bạch kim. Mất nhiều thời gian để chế tác
Dễ chế tác hơn do có độ mềm dẻo cao hơn.
Thích hợp làm các sản phẩm yêu cầu mức độ cầu kỳ.
Số lượng sản phẩm đại trà. Thời gian chế tác nhanh hơn
Giá trị Bạch kim và các sản phẩm từ chúng có giá trị rất cao, cao hơn nhiều so với vàng trắng.
Nhìn chung, bạch kim có thể đắt hơn vàng trắng khoảng 2 lần,
có thể cao hơn phụ thuộc vào mức độ tinh vi của sản phẩm.
Do có sự tham gia của nguyên tố vàng trong hợp kim, nên vàng trắng cũng được xem là một trong những vật liệu có giá trị.
Tuy nhiên, giá trị của chúng vẫn thấp hơn so với bạch kim.
Đơn vị tính Trong ngành trang sức, bạch kim được tính bằng gram Vàng trắng được tính bằng chỉ, lượng
Ảnh hưởng đến da Trang sức bạch kim không gây ảnh hưởng đến da dù là làn da nhạy cảm Vì vàng trắng có thành phần chủ yếu là vàng nguyên chất.
Nhưng cũng chứa các kim loại và hợp kim khác nên có thể gây kích ứng da cho người đeo chúng.

Ảnh hưởng của bạch kim đến sức khỏe con người và môi trường là gì ?

Bạch kim là kim loại quý, mang lại nhiều lợi ích ở nhiều lĩnh vực. Bản thân kim loại platinum không thuộc nhóm nguy hiểm nhưng muối của bạch kim lại có những tác động đến sức khỏe con người và môi trường, vì thế cần phải lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại muối platinum nào. Sự tác động cũng phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm muối bạch kim và cơ chế miễn dịch của người bị phơi nhiễm.

Ảnh hưởng của muối bạch kim đến sức khỏe

  • Làm thay đổi DNA
  • Tổn thương đến các bộ phận cơ thể như thân, tủy, xương và ruột.
  • Ảnh hưởng thính giác
  • Kích ứng da, niêm mạc khi bị phơi nhiễm bởi muối bạch kim
  • Tác nhân gây ung thư

tế bào ung thư

Ảnh hưởng của muối bạch kim đến môi trường

Bạch kim không có nhiều trong không khí, đất và nước. Hầu hết nguyên tố Platin có trong quặng Niken, quặng đồng, tác hại của chúng chưa được đo lường thực tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý những môi trường làm việc đặc thù có thể có bạch kim cao hơn môi trường bình thường. Cụ thể, bạch kim xuất hiện trong ông xả khí của ô tô, nơi không thông thoáng khí như nhà xe, đường hầm…

Qua bài viết Bạch kim là gì? cách phân biệt bạch kim và vàng trắng trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được những thắc mắc lâu nay, cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Có thể bạn chưa biết: Inox góp phần bảo vệ môi trường như thế nào?

Ban biên tập: Inox Đại Đương

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ được bảo mật. Dấu * là trường bắc buộc