Thép không gỉ hay còn gọi là inox có rất nhiều loại khác nhau, nhưng nổi bật trong số đó là inox 304 và inox 410. Mỗi loại có đặc điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng. Nếu bạn đang cần so sánh sánh inox 410 và inox 304, thắc mắc inox 304 vs inox 410 loại nào tốt hơn, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
1. Khái niệm inox 410 và inox 304
1.1. Inox 410 là gì?
Nhắc đến thép không gỉ có độ cứng cao, inox 410 chắc chắn là một cái tên không thể bỏ qua. Đây là một loại thép không gỉ thuộc nhóm Martensitic, có hàm lượng Crom khoảng 11.5% – 13.5% và rất ít Niken. Chính vì vậy, inox 410 có độ cứng vượt trội, chịu lực tốt, nhưng khả năng chống ăn mòn chỉ ở mức tương đối.
Crom (Cr) |
Carbon (C) |
Mangan (Mn) |
Silicon (Si) |
Niken (Ni) |
Lưu huỳnh (S) |
Photpho (P) |
11.5% min
– 13.5% max |
0.15% | 1% max | 1% max | 0.75% | 0.03% | 0.04% |
Vì không có nhiều Niken, inox 410 không mềm dẻo như inox 304. Do đó, nó không phù hợp với những ứng dụng cần độ uốn cong hay định hình phức tạp. Tuy nhiên, nhờ đặc tính cứng cáp, thép không gỉ 410 lại được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất dao kéo, trục bơm, van công nghiệp và các bộ phận máy móc có yêu cầu về độ bền.
Một điểm đáng chú ý khác là inox 410 có thể được gia công nhiệt để tăng độ cứng hoặc cải thiện khả năng chống ăn mòn. Các phương pháp như làm cứng, ủ và đánh bóng bề mặt giúp cải thiện hiệu suất của loại thép không gỉ này, đặc biệt khi phải tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt.
> Xem thêm:
1.2. Inox 304 là gì?
Nếu bạn cần một loại thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn tốt, inox 304 chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Loại inox này thuộc nhóm Austenitic với hàm lượng Crom lên đến 18% và Niken khoảng 8%, giúp nó có độ bền cao và chống gỉ sét cực kỳ hiệu quả.
Inox 304 là một trong những loại thép không gỉ phổ biến nhất, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp inox 304 trong các vật dụng nhà bếp như nồi inox, bồn rửa chén, hay các thiết bị y tế, thực phẩm nhờ đặc tính an toàn, không bị oxy hóa khi tiếp xúc với nước và hóa chất.
Không chỉ chống ăn mòn tốt, inox 304 còn có độ dẻo cao, dễ uốn nắn và gia công hơn inox 410. Điều này giúp nó trở thành vật liệu lý tưởng cho những ứng dụng yêu cầu tính thẩm mỹ cao như trang trí nội thất, kiến trúc và các sản phẩm cao cấp khác.
2. Các tiêu chí so sánh inox 410 và inox 304
Khi so sánh inox 410 và inox 304, điều quan trọng nhất chính là mục đích sử dụng. Nếu bạn cần một loại thép cứng cáp, chịu lực tốt, inox 410 là lựa chọn hợp lý. Ngược lại, nếu ưu tiên khả năng chống gỉ sét, inox 304 sẽ là ứng viên sáng giá hơn.
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa inox 304 với inox 410:
Tiêu chí | Inox 304 | Inox 410 |
Thành phần | 18% Crom, 8% Niken | 11.5% – 13.5% Crom, rất ít Niken |
Khả năng chống ăn mòn | Rất tốt | Trung bình |
Độ cứng | Trung bình | Cao |
Khả năng gia công | Dễ uốn nắn, tạo hình | Khó gia công, giòn hơn |
Ứng dụng phổ biến | Đồ gia dụng, thực phẩm, y tế, trang trí | Dao kéo, trục bơm, bộ phận máy móc |
3. Nên chọn vật liệu inox 304 hay inox 410?
3.1 Khi nào nên chọn inox 304?
Một trong những yếu tố quyết định khi chọn inox 304 chính là khả năng chống ăn mòn tuyệt vời. Nếu bạn đang tìm kiếm vật liệu có thể sử dụng trong các môi trường có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với hóa chất, inox 304 chính là sự lựa chọn lý tưởng.
Ví dụ, trong các nhà máy chế biến thực phẩm, inox 304 được dùng để làm bồn rửa, thiết bị chế biến hoặc các bộ phận liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, vì inox 304 không phản ứng với thực phẩm và không bị gỉ trong môi trường ẩm ướt.
So với inox 410, inox 304 có giá thành cao hơn. Lý do chính là hàm lượng Crom và Niken trong inox 304 cao, giúp nâng cao khả năng chống ăn mòn nhưng cũng làm tăng chi phí sản xuất. Điều này có thể là một yếu tố cần cân nhắc nếu bạn có ngân sách hạn chế.
3.2. Khi nào nên chọn inox 410?
Inox 410 rất phù hợp với các ứng dụng yêu cầu độ cứng và sức bền cao, nhưng không cần khả năng chống ăn mòn mạnh. Nếu bạn đang tìm vật liệu để sản xuất các bộ phận như dao kéo, trục bơm, van công nghiệp, các chi tiết máy móc cần độ bền cao, inox 410 sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Tuy nhiên, do inox 410 có tính chất cứng, không dẻo như inox 304, nên việc gia công và uốn nắn inox 410 khá khó khăn. Bạn sẽ phải áp dụng các phương pháp gia công đặc biệt, như gia nhiệt hoặc làm cứng để đáp ứng các yêu cầu về độ bền.
4. Ứng dụng phổ biến của inox 304 và inox 410
- Inox 304: Được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực yêu cầu khả năng chống ăn mòn và thẩm mỹ cao như:
- Đồ gia dụng: Nồi, chảo, bồn rửa, tủ lạnh, lò vi sóng.
- Ngành thực phẩm và y tế: Thiết bị chế biến thực phẩm, dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế.
- Ngành xây dựng và trang trí: Nội thất inox, cửa sổ, lan can inox, tấm ốp tường.
- Inox 410: Thích hợp cho những ứng dụng yêu cầu độ bền cơ học, chẳng hạn như:
- Các bộ phận máy móc công nghiệp: Dao kéo, trục bơm, van công nghiệp.
- Vật liệu trong ngành sản xuất ô tô, hàng không, hoặc các lĩnh vực có yêu cầu về độ cứng cao.
5. Mua vật tư inox 304, inox 410 ở đâu giá tốt?
Inox Đại Dương là nhà máy inox hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sản xuất, thương mại các loại vật tư inox gồm các mác thép 304, 410, và nhiều loại inox khác với chất lượng cao. Với các danh mục sản phẩm inox đa dạng như ống tròn inox, ống hộp inox, thanh V đúc inox, cây láp inox, cuộn inox, tấm inox, thanh la inox, … Inox Đại Dương có thể đáp ứng nhu cầu lớn vật tư inox cho các công trình xây dựng, sản xuất và gia công.
Mọi thắc mắc về bài viết “So sánh inox 410 và inox 304” và sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
- Hotline: 1800 6968 – (Bấm phím 106 đến 115 để kết nối trực tiếp với nhân viên bán hàng)
- Fanpage:Inox Đại Dương