Sếp xử lý thế nào với những nhân viên làm việc kém?

Sếp xử lý thế nào với những nhân viên làm việc kém?

Trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay công ty nào cũng có khả năng tồn tại một số cá nhân làm việc kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và câu hỏi đặt ra là làm sao để giải quyết tình trạng đó? Đây là một trong những công việc khó nhất mà người làm “sếp” phải giải quyết. Nhân viên làm việc kém hiệu quả, thụ động, tắc trách và thiếu cam kết sẽ ảnh hưởng đến sức sống của toàn bộ công ty. Trước khi sa thải một nhân viên làm việc không tốt thì chúng ta nên cân nhắc ở một góc độ nào đó rằng cá nhân này đã được chính công ty tuyển chọn dựa trên kinh nghiệm, năng lực và thái độ của anh ta. Dưới đây là các bước giúp lãnh đạo xem xét tiếp cận quản lý con người và giúp nhân viên đó không bị lạc đường và quay lại guồng quay làm việc của cả công ty.

Nói chuyện trực tiếp và đưa ra những phản hồi về việc không hiệu quả

Đầu tiên, bạn không nên khiển trách hoặc nổi nóng. Luôn luôn nhận thức được bạn là cấp trên, điều quan trọng không phải là chứng minh nhân viên của bạn sai mà là giúp anh ta nhận ra lỗi sai và cùng tìm cách sữa chữa nó. Khi nóng giận bạn sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm, bạn chỉ có thể xử lí tình huống thông minh với một cái đầu lạnh. Nóng giận, quát tháo hay tranh cãi tay đôi là điều tối kỵ, chúng sẽ làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt nhân viên cũng như khiến người nhân viên đó mang thái độ hằn học, tự ái trong công việc hoặc tệ hơn là phớt lờ luôn lỗi sai của họ.

Tiếp theo, bạn nên khách quan nói ra chất lượng công việc của người đó đã đi xuống như thế nào. Hãy nói về những gì cần thay đổi, cách làm việc để tạo hiệu suất, sự khích lệ có lẽ được chào đón hơn

Lắng nghe quan điểm của nhân viên và tìm ra lý do

Giao tiếp là cách tốt nhất để đôi bên cùng trao đổi và lắng nghe quan điểm lẫn nhau. Hãy để nhân viên thoải mái giải trình lý do của sự lơ là, kém chất lương trong công việc. Và tất nhiên với vai trò là sếp, bạn cũng phải tìm hiểu về những nguyện vọng của nhân viên mình để đảm bảo họ đã làm đúng vị trí,đúng năng lực. Tìm ra mọi nguyên nhân là việc rất quan trọng.

Lắng nghe quan điểm của nhân viên và tìm ra lý do

Đặt ra mục tiêu cụ thể và theo dõi

Cùng nhân viên phác thảo về mục tiêu cụ thể và cố vấn cho nhân viên làm sao để có hiệu suất làm việc tốt nhất, việc này không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiện tại và còn tạo điều kiện để bạn hiểu nhân viên của mình, xây dựng mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Thảo luận với nhân viên rằng họ muốn cải thiện như thế nào, muốn gặt hái học hỏi thêm điều gì; và đưa cho họ một kế hoạch cụ thể về công việc, cam kết thực hiện nó. Khi đã thiết lập ra mục tiêu, hãy theo dõi tiến độ, đảm bảo nhân viên đang đi đúng hướng và đúng thời điểm. Một người quản lý giỏi sẽ luôn có trách nhiệm theo sát và nắm rõ nhân viên của mình.

Công nhận và khen thưởng

Chúng ta là những sinh vật dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Một câu khiển trách nặng nề cũng đủ khiến cho tinh thần của nhân viên suy sụp thì một lời động viên nho nhỏ từ người sếp cũng đủ để khiến anh ta cảm thấy tốt hơn nhiều. Bên cạnh việc góp ý, bạn cần biết công nhận đúng đắn năng lực và giá trị của nhân viên giúp anh ta có động lực làm việc. Việc khen thưởng cũng quan trọng không kém , điều này sẽ thúc đẩy nhân viên có tham vọng và nỗ lực hơn để hoàn thành xuất sắc công việc.

Công nhận và khen thưởng nhân viên

Khắt khe giải quyết vấn đề nếu tình trạng kém hiệu quả lặp lại

Nếu một nhân viên liên tục phạm lỗi sai, điều đó chứng tỏ anh ta không thật sự nỗ lực cho công việc. Nếu như không ngăn chặn sớm sẽ để lại những hậu quả rắc rối. Để một ai đó rời khỏi doanh nghiệp là điều không ai muốn và đó là phương án cuối cùng, nhưng nếu nhân viên đó thực sự không cải thiện thì việc sa thải là cần thiết. Bởi một cá nhân hay một tập thể nếu muốn phát triển lên cao thì không thể thiếu kỷ luật. Nếu thực hiện tốt, sự nghiêm khắc, kỷ luật của bạn sẽ trở thành vành đai giúp cho các nhân viên không thể vượt qua giới hạn, điều này sẽ tạo sự phát triển bền vững cho công ty.

Dù bạn là quản lý của một team, đang điều hành một công ty nhỏ hay chủ tịch một tập đoàn , thì vấn đề giữa sếp và nhân viên sẽ không bao giờ chấm dứt. Điều quan trọng là hãy bình tĩnh xem xét và đánh giá vấn đề chung một cách khách quan để từ đó tìm ra giải pháp có lợi nhất cho cả đôi bên. Hy vọng trên đây là những gợi ý sẽ giúp được phần nào cho bạn.

Tham khảo: iconicjob.vn

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ được bảo mật. Dấu * là trường bắc buộc