Em muốn sang trang, em muốn xuống dòng

Em muốn sang trang, em muốn xuống dòng

Tình cờ đọc được câu này của anh James

“Thế giới là một cuốn sách.
Người không đi đâu thì chỉ đọc có 1 trang” bèn suy luận:

câu nói của C James

  1. Thế giới có hơn 200 quốc gia, tức cuốn sách đó có hơn 200 trang
    5 châu lục, tức 5 chương.

Đọc chương 1 trước, chương châu Á. Lật giùm các trang kế bên như Lào, Cambodia, Myanmar, Trung Quốc, Philippines… Rồi tới chương châu Âu, châu Mỹ….

Lẽ nào từ bé đến giờ có 1 trang đọc miết? Hay cả năm nay cứ dừng lại ở 1 trang?

  1. Nước mình 63 tỉnh, tức 63 dòng. Mình đã đọc được mấy dòng?

Đi nhiều đầu óc mới phóng khoáng, tư tưởng mới thoáng đạt, về làm việc hay học tập mới có năng suất được. Đi phải quan sát, hoà mình văn hoá bản địa… chứ không phải đi xem và chụp hình, hoặc nhu cầu khoe trên Facebook. Mình âm thầm đi, không ồn ào làm gì.

Lao động cật lực hết quỹ thời gian còn trống của mình. Đừng để bất cứ khoảng thời gian chết nào trong tuần cả (trừ 1 ngày chủ nhật nghỉ ngơi).

Nhưng lưu ý đi chơi phải từ tiền mình làm ra. Phải thấy xấu hổ nhục nhã khi cầm tiền của người khác cho (kể cả từ cha mẹ) mới thành công dân toàn cầu được.

Cứ có tiền là mình đi. Tích luỹ làm gì với mấy chục triệu, mấy trăm triệu con con ấy. Đầu óc mình lớn, sẽ làm bạc tỷ tỷ về sau. Đợi đủ mới đi, thì không bao giờ vì “đủ” là khái niệm không có thật.

=>Tự hỏi mình: Trang sách 63 dòng ấy? Cuốn sách hơn 200 trang ấy, bạn đã đọc được mấy dòng mấy trang?

  1. 1 dòng 1 trang
    B. 2 dòng 1 trang
    C….
    D…
    E…

Không biết làm thế nào để người Việt Nam trở thành 1 dân tộc xông xáo, chủ động, nghĩ lớn và nghĩ dài hạn, tầm nhìn trăm năm? Một bạn sinh viên đã đặt câu hỏi với phó hiệu trưởng ĐH Harvard trong 1 lần giao lưu. Ông nói, “tôi không biết làm thế nào cả, nhưng từ bé ông bà cha mẹ thầy cô đã dạy tôi rằng, 1 người mà ưa “đi đây đi đó”, xem việc kéo vali ra sân bay, lên ga xe lửa, ngồi xe đò để đi lại, thăm thú bạn bè, ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống người dân vùng khác…

sống chủ động và có tầm nhìn

THIẾT YẾU như ăn uống ngủ nghỉ, thì lúc đó, người đó sẽ trở thành 1 người CHỦ ĐỘNG và CÓ TẦM NHÌN. Sẽ khác người và sẽ hơn người trong 1 xã hội đầy rẫy sự cạnh tranh.

Mà 1 người chủ động và có tầm nhìn, nếu làm kinh tế sẽ lấy tiền của thiên hạ hết. Nếu làm quản lý thì sẽ đời đời được kính trọng vì tầm nhìn xa, quy hoạch cho muôn đời sau sống 1 cách bền vững. Âu cũng là do đi nhiều mà thấy. Hiểu biết thì cũng do đọc sách, làm nhiều và đi nhiều mà ra. Mua cuốn sách rồi ra bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay… mà chăm chú đọc, tự dưng cá nhân đó sẽ trở thành 1 đẳng cấp khác biệt rất lớn với người thường, suốt đời vật lộn với thị phi, tài chính, lối mòn tư duy. Sống mòn mỏi 1 đời người, 1 kiếp người nhàm chán, do não họ tự chọn như thế thôi chứ chẳng ai bắt họ phải làm thế cả.

Tiền mà tiếc thì đời sống tinh thần nghèo nàn, tâm khổ. Về già, khoảng trên 80 tuổi mới nhận ra là mình có tư duy sai lầm, nhưng không làm lại được vì đi không nổi nữa. Những lời trăn trối thường khôn ngoan, kêu gọi con cháu đi nhiều, nhưng con cháu thì phần lớn lại tiếc tiền, không đi, lại trăn trối tiếp cho con cháu đời sau nữa. Mấy ngàn năm qua cứ trăn trối mãi thế mà con cháu cứ không thực hiện được, vì tiếc tiền, vì nhát gan, vì thụ động…”.

22 tuổi trở lên rồi, hành trang của 1 người nhất định phải có là:

(1): Hộ chiếu, nhất định phải có. Chưa đi vẫn làm để sẵn.
(2): Thẻ thanh toán quốc tế, visa or master card. Làm trước và săn vé máy bay để đi.
(3): Túi ngủ và lều cá nhân (ngủ ở sân bay trong lúc chờ chuyến bay nối tuyến, or xin chỗ nào đó có mái che, không ngập nước, an toàn là mình bung lều cá nhân ra ngủ.
(4): Tiếng Anh, học đi, nó sẽ không thừa.
(5): Một cuốn sách yêu thích đọc đi đọc lại, trong ba lô hay trong túi xách của mình.

xách ba lô lên và đi

Đã hết 1 nửa năm 2019 rồi, bạn đã sang mấy trang, xuống mấy dòng?

Các địa điểm nên đi trong năm 2019 này

* Trong nước: Rạch Giá (khu đô thị Phú Cường đẹp như Singapore), có thể bay Rạch Giá với Vasco, hoặc bay Phú Quốc đáp phà vào Rạch Giá xong bay về. Đi các đảo như Thổ Chu, Nam Du, Hải Tặc…

– Đi Côn Đảo: Nối tuyến từ Cần Thơ (hiện có nhiều đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng đến SB Cần Thơ để nối tuyến đi Côn Đảo). Côn Đảo là đảo lớn của nước ta, xưa thuộc Hậu Giang, sau chuyển cho Bà Rịa Vũng Tàu, nhưng nhà nước nên chuyển lại cho tỉnh Sóc Trăng quản lý vì đặc tính dân cư ở đây thuộc Hậu Giang, miền Tây nhiều hơn là Đông Nam Bộ.

– Đi Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Đăk Nông, Phú Yên, Quảng Bình Quảng Trị, Điện Biên,… các tỉnh này đẹp như tranh thuỷ mặc. Ngao du sơn thuỷ, có nhiều cái có thể triển khai du lịch được.

* Quốc tế: Lân bang đi trước. Campuchia là rất nên đi. Angkor Wat, Sihanouk Ville,…Lào thì quá tuyệt để trải nghiệm một tối ngủ thả đèn trời ở Vang Viêng, dạo chơi trên cố đô Luang Prabang, Philippines cũng là lân bang của nước ta. Trung Quốc cũng là hàng xóm, đi Quế Lâm, đi Vân Nam, đi Shangrila, Đạo Thành, Lệ Giang,…cũng rất gần, mà nói tự ĐẸP thì không đúng vì nó HƠN CẢ ĐẸP. Tháng 7 này có team đi Vân Nam Lệ Giang khảo sát trồng hoa trồng nấm đó, mình đi theo đi.

Giờ mình làm cái checklist “places to go in 2019”, để cuối năm đi xong mình stick vô là đã DONE. Đi chỗ nào rồi thì mình stick vô nhé. Đêm giao thừa mở ra coi lại mục tiêu đầu năm mình đã thực hiện xong chưa.

Các công ty cũng hiểu được điều này nên thường niên vẫn tổ chức du lịch cho công nhân viên – cán bộ tạo động lực cho những ngày làm việc căng thẳng. Các anh chị có hiểu hông?

Nguồn: Tony buổi sáng

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ được bảo mật. Dấu * là trường bắc buộc